Phần mềm cPanel đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong lĩnh vực thiết kế website với mục đích để lưu trữ dữ liệu của website, của người dùng. Tuy nhiên không phải tất cả mọi người đều có hiểu biết đầy đủ về phần mềm cPanel cũng như làm thế nào để sử dụng nó một cách hiệu quả.
Để giải quyết những khúc mắc này của khách hàng, WebStore sẽ đi vào giải đáp một cách chi tiết những câu hỏi như cPanel là gì, chức năng và các ưu nhược điểm của cPanel.
cPanel là gì?
Khi mới bắt đầu làm quen cùng cPanel, chắc chắn chúng ta đều có suy nghĩ cPanel là gì? Đây là một phần mềm được xây dựng dựa trên hệ điều hành Linux giúp người dùng có thể lưu trữ dữ liệu một cách đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả.
cPanel có một cấu trúc gồm 3 tầng, mỗi tầng có một quyền hạn quản lý khác nhau. Các tài khoản Hosting và đại lý được sử dụng cho những người dùng cuối để giúp kiểm soát chặt chẽ mọi khía cạnh khác nhau trên website. Đồng thời cũng có thể quản lý toàn bộ hoạt động của máy chủ bằng một trình duyệt web đúng chuẩn.
Những tính năng của cPanel
Khi đã hiểu rõ cPanel là gì? chúng ta hãy khám phá những tính năng mà cPanel đem lại cho người dùng:
- cPanel giúp người dùng quản lý và cài đặt các ứng dụng. Người dùng có thể thoải mái cài đặt các ứng dụng như: Drupal, Joomla,WordPress …cực kì dễ dàng.
- cPanel giúp quản lý các Domain: Với cPanel chúng ta có thể tùy ý xóa, thêm, tạo và chuyển hướng các Subdomain…
- Giúp quản lý tốt các file: Ngoài việc giúp quản lý các domain thì cPanel còn giúp các bạn có thể quản lý toàn bộ tập tin của mình. Bạn có thể đổi tên, giải nén hoặc xóa file như ý muốn. cPanel cũng giúp người dùng tạo tài khoản FTP.
- Bên cạnh đó, cPanel còn giúp người dùng quản lý các dịch vụ gửi email và thiết lập các bảo vệ hosting.
- cPanel giúp quản lý database, trong đó gồm có: quản lý MySQL, PostgreSQL, hỗ tích hợp với phpMyAdmin và hỗ trợ khởi tạo.
- Hỗ trợ logs và thống kê.
Hướng dẫn sử dụng cPanel chi tiết nhất
Đăng nhập vào cPanel
Để có thể đăng nhập vào tài khoản cPanel, các bạn sử dụng một trong 2 cách sau đây. Cách thứ nhất là đăng nhập vào Panel bằng một đường dẫn có dạng https://IP:2083 hoặc http://IP:2082. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng chính tên miền của bạn để đăng nhập.
Cài đặt WordPress với cPanel
- Bước 1: Các bạn hãy Download mã nguồn WordPress.
- Bước 2: Ở bước này, các bạn phải bỏ tiền ra mua Hosting và Domain.
- Bước 3: Tiến hành đăng nhập vào Cpanel.
- Bước 4: Các bạn upload các mã nguồn lên hosting. Ở bước này, đầu tiên các bạn click chọn File Manager và sau đó hãy mở thư mục có tên là public_html nếu các bạn muốn chạy các domain chính. Nếu các bạn đã tạo sẵn một domain phụ rồi thì domain phụ sẽ hiển thị luôn ở trong đây.
Các bạn bấm vào nút Select All rồi lựa chọn Delete để có thể xóa hết các tập tin không cần thiết đi. Sau khi đã xóa xong thì chọn Upload để upload toàn bộ mã nguồn mà bạn đã tải về trước đó. Sau đó chọn Extract, khi hoàn tất giải nén sẽ có một thư mục mới cho bạn.
- Bước 5: Hãy tạo cơ sở dữ liệu cho MySQL. Đến bước này các bạn quay trở lại mục MySQL ở trong Databases. Sau khi đã hoàn tất việc tạo user và các databases thì các bạn hãy cấp quyền quản lý cho chúng.
- Bước 6: Các bạn cài đặt WordPress bằng việc truy cập vào các domain và chọn Let’s go. Cuối cùng là đặt tên cho trang web của bạn, tên của người quản trị và mật khẩu. Chọn install WordPress và chờ một lúc để hoàn tất là xong.
Thêm mới tài khoản mail trong cPanel
Vào trang quản lý hosting rồi kéo đến mục Email sau đó chọn Email Accounts.
Nhập địa chỉ email mà các bạn muốn đặt và mật khẩu rồi bấm vào Create Account. Vậy là từ bây giờ các bạn có thể truy cập được vào webmail từ phần mềm cPanel.
Quản lý tên miền trong cPanel
Trong mục “domains” của phần mềm cPanel có cho phép các bạn được bổ sung tên miền mà các bạn đã mua vào trong tài khoản hosting, chuyển hướng các domain mà bạn đang sở hữu tới các trang khác và quản lý subdomain.
Quản lý và upload file với cPanel
- Người dùng đăng nhập vào cPanel chọn biểu tượng File manager để có thể mở các trình duyệt quản lý file trong cPanel.
- Sử dụng cây thư mục ở bên trái để di chuyển đến các vị trí khác nhau.
- Quản lý những loại tệp nằm riêng lẻ ở phần giao diện trung tâm.
- Thực hiện nhiều tác vụ khác như: chỉnh sửa tệp và tải ảnh trên thanh top bar.
Backup web với cPanel
Với cách này, các bạn có thể tìm các tùy chọn như Back up hoặc Back up Wizard nằm trong mục Files.
Ở đây, người dùng có thể sao lưu tất cả các bộ hosting, trong đó gồm có database. mã nguồn website và các tên miền như alias, subdomain và addon…
Hệ thống sẽ tự động sao lưu toàn bộ khi các bạn nhấn vào generate. Sau khi quá trình giao lưu hoàn tất, sẽ có một đường link hiện ra để các bạn có thể lưu trữ hoặc đưa về máy tính của mình.
Ưu điểm và nhược điểm của cPanel cần biết
Ưu điểm:
- cPanel là một phần mềm có tính ổn định cao và rất dễ sử dụng.
- Nó giúp tiết kiệm chi phí và thời gian cho người dùng.
- cPanel được đánh giá là có tính bảo mật cao nhờ sử dụng các công nghệ tiên tiến.
- Nó còn có tính năng tự động cài đặt.
- cPanel còn hỗ trợ hoạt động trên thiết bị của người dùng.
- Đây là một phần mềm thông dụng, nếu các bạn chưa biết cách sử dụng thì có thể xem hướng dẫn rất cụ thể ở trên mạng.
Nhược điểm:
- cPanel làm cho tài nguyên bị phung phí vì có nhiều chức năng không cần thiết.
- cPanel cũng tồn tại một nhược điểm lớn nhất là các thông số quan trọng sẽ bị thay đổi dưới những thao tác vô tình của người sử dụng.
- Có nhiều host vẫn chạy bằng bản cPanel cũ.
- cPanel gây tốn kém bởi nó không được đính kèm trong các gói hosting miễn phí.
Tất cả những gì WebStore đề cập trên đây đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ về cPanel là gì, các tính năng nổi bật. Nếu khách hàng chưa hiểu rõ hoặc còn những thắc mắc khác hãy liên hệ ngay qua hotline: 0969 051 589 để được các chuyên viên của WebStore tư vấn tận tình. Cảm ơn các bạn đã luôn quan tâm và sử dụng dịch vụ của WebStore.