Một trang web là một cửa hàng mô phỏng trên Internet. Cập nhật trang web là công việc sửa chữa và cải thiện các thiếu sót của trang web như: Biên dịch, thay đổi giao diện và cải tiến chức năng của website để đạt được sự tối ưu và hiệu quả tài chính cao theo nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng. Để một trang web phát triển và tồn tại, nó phải được liên tục xây dựng, mở rộng và cập nhật. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bạn nên nâng cấp website? Hãy cùng WebStore khám phá nhiều thông tin hữu ích về nâng cấp website ở trong bài viết dưới đây nhé!

1. Nâng cấp website là gì?

Nói một cách đơn giản, cập nhật website có nghĩa là chỉnh sửa, cải tiến giao diện người dùng, thiết kế của website để website đẹp hơn, nhiều chức năng hơn, dễ sử dụng hơn, giao diện thân thiện với khách hàng nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong ngành công nghiệp web, có thể thấy rõ được rằng các mô đun cũ và lạc hậu dần dần được thay thế bởi các công nghệ tối ưu mới hơn, tốt hơn và có khả năng mở rộng hơn. Nhiều trang web đạt được thành công nhất định đầu những năm 2000 nhưng sau đó phải đối mặt với nhiều thách thức do đổi mới  công nghệ vào khoảng 10 năm sau đó.

Đa số các trang web hiện nay đều được thiết kế theo kỹ thuật thiết kế website cũ dẫn đến khó cập nhật nội dung, hoặc đơn giản là do giao diện trang web không còn phù hợp. Vì vậy, các thiết kế website mới, nâng cấp website chuyên nghiệp hơn và gần gũi với người dùng nhờ áp dụng các kỹ thuật thiết kế web mới, đa dạng nhiều cải tiến.

2. Những lý do nên nâng cấp website là gì?

Nhờ vào các tiến bộ trong công nghệ thiết kế web 2.0, việc nâng cấp website giúp giảm công sức giám sát web đáng kể do có sự can thiệp của các công cụ, phần mềm quản lý thiết kế website. Bên cạnh đó còn thêm phần thuận tiện khi cập nhật và quản lý nội dung website do công nghệ này. Qua đó tạo lập được một mạng lưới website được thiết kế để kiểm soát lượng hàng, cập nhật tin tức, mang tính khoa học thực tiễn ứng dụng cao. 

Nâng cấp website giúp doanh nghiệp dễ quản lý, tăng độ chuyên nghiệp trong buôn bán thời kì 4.0 và mở rộng phạm vi hoạt động của doanh nghiệp trên hệ thống mạng Internet toàn cầu. Cùng với đó là web gần gũi, thuận tiện và dễ sử dụng cho các đối tác, người dùng là khách hàng tham khảo và mua sắm trên giao diện web mới.

dau-hieu-nao-cho-thay-ban-nen-nang-cap-website-1

3. Đâu là dấu hiệu cho thấy bạn nên nâng cấp website?

Website sơ sài, không cập nhật công nghệ

Đó là khi website thiếu những công cụ hỗ trợ xây dựng web như: thống kê, phân tích nên doanh nghiệp không đánh giá được hiệu quả của hoạt động kinh doanh dẫn đến khó khăn trong định hướng phát triển sản xuất, không biết làm thế nào để kinh doanh đúng cách, khoa học hơn. Bạn cần nâng cấp website theo hướng mới có sự trợ giúp của nhiều công cụ hiện đại nhằm quản lý bán hàng, bên cạnh đó cũng nên chú trọng vào giao diện gần gũi, thân thiện để thu hút người dùng tiếp cận và mua sắm. 

Website chưa chuẩn SEO và tối ưu hóa tìm kiếm theo thuật toán của Google:

Để một trang web đạt được hiệu quả cao trên thị trường trực tuyến, việc trang web đó được xây dựng để làm việc phù hợp với các thuật toán của các công cụ tìm kiếm như Google là rất quan trọng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định độ uy tín, hiệu quả và mức độ phổ biến của một trang web.

Giao diện website không khoa học, đẹp mắt:

Cũng giống như một cửa hàng có mặt bằng riêng, cách trưng bày và bố trí sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến quyết định mua hàng của khách hàng. Khách hàng và đối tác là thượng đế. Hãy để họ cảm nhận được sự thú vị và tiện lợi khi mua hàng của bạn. Tất nhiên khách sẽ bỏ qua các trang web gây khó khăn cho việc duyệt sản phẩm, truy cập hoặc tìm kiếm thông tin sản phẩm hoặc thông tin hỗ trợ.

Lỗi ở công nghệ lập trình web cũ, lạc hậu

Việc nâng cấp website cần có chu kỳ, ví dụ sau 5 năm sẽ cần nâng cấp web. Chính vì vậy sau một khoảng thời gian cụ thể, đơn vị kinh doanh trên website sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đổi mới công nghệ, nâng cao nhận thức của người dùng, thu thập kiến ​​thức kỹ thuật để cập nhật nội dung trang web và quản lý thông tin về sản phẩm và dịch vụ.

Sự cạnh tranh mạnh mẽ trong ngành dịch vụ website 

Ngày càng không khó để nhận ra sức cạnh tranh không hề nhỏ của ngành công nghiệp website. Kể cả khi doanh nghiệp của bạn là lá cờ đầu tiên phong trong một ngành dịch vụ nhất định, đã đạt được nhiều bước tiến và doanh thu ổn định từ mạng lưới website mà bạn tạo lập thì bạn vẫn không thể chủ quan và hưởng thụ thành quả. Bởi lẽ lúc nào cũng sẽ có những trang web tốt hơn với phần mềm và công cụ quản lý web tiên tiến từ các công ty khác. Chính vì vậy để không bị động khi doanh nghiệp mà bạn cạnh tranh phát hiện ra lỗ hổng trên trang web của bạn, hãy kịp thời nâng cấp website để không bị đối thủ nắm được điểm thóp nhé. 

4. Cách để nâng cấp website

Để nâng cấp website không khó nhưng cần làm một cách đúng quy trình và đầy đủ các cách sau đây:

– Tìm kiếm và sửa chữa những lỗ hổng trên web

Uy tín và ấn tượng của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút đáng kể nếu khách có trải nghiệm không tốt với các hyperlink liên kết bị hỏng không truy cập được hay các thông tin sai chưa được cập nhật trên web. Chính vì vậy bạn nên bạn cần kiểm tra các liên kết bị hỏng, lỗi thời, các liên kết xấu ảnh hưởng đến việc truy cập website.

– Phân tích dữ liệu mua bán trên trang web, hành vi mua sắm của người tiêu dùng trong kỳ vừa qua để nắm được báo cáo về tình trạng hoạt động thương mại của trang web. Điều này giúp bạn xây dựng trang web với nhiều tiềm năng phù hợp để phát triển phát triển kinh doanh hơn. 

– Cải thiện giao diện cho người dùng

Việc quyết định mua sắm online ở một đơn vị nào đấy phần lớn nhờ vào giao diện thiết kế dễ chịu, khoa học và tiện ích cho người sử dụng. Chính vì vậy đừng ngại đầu tư vào phần giao diện của web để thu hút được nhiều khách hàng và giữ chân khách thành khách quen nhờ vào giao diện thông minh, dễ dàng sử dụng của doanh nghiệp mình nhé.

dau-hieu-nao-cho-thay-website-can-phai-nang-cap-1

– Cập nhật các nền tảng mạng xã hội khác của doanh nghiệp để tăng tương tác với khách hàng

Ngoài những thông tin trên trang web, bạn cần thêm vào các kênh truyền thông xã hội như Facebook, Instagram, Youtube,…. làm tăng mức độ nhận diện của thương hiệu và giúp khách hàng có thể cập nhật thông tin nhanh chóng trên nhiều nền tảng cũng như tương tác nhiều hơn với các sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Vì hiện nay, thông tin trên các kênh truyền thông xã hội nếu được cập nhật tốt sẽ mang lại rất nhiều hiệu quả. 

Với những thông tin hữu ích về nâng cấp website ở bài viết trên, hy vọng quý bạn có định hướng và đang kinh doanh trên website có thêm nhiều hiểu biết và áp dụng để có thể xây dựng hệ thống website mang lại hiệu quả kinh doanh cao.